Trong điều kiện môi trường, khí hậu đặc thù của Việt Nam Ẩm mốc chân tường là một trong những hiện tượng mà chúng ta thường gặp nhất đối với căn nhà của mình. Ẩm mốc tuy không gây ảnh hưởng đến kết cấu nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ đẹp kiến trúc của ngôi nhà.
1. Những vị trí dễ bị ẩm mốc
• Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát, nhà tắm....
• Chân tường bên trong tầng hầm.
• Chân tường, giữa hai nhà có khoảng cách.
• Chân tường nơi có nền đất ẩm.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ẩm mốc chân tường
• Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1m, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.
• Nhiều chỗ thiếu vữa trong lúc xây, đôi khi tạo ra những lỗ thông sang bên kia tường.
• Do không có giải pháp chống thấm chân tường trước khi hoàn thiện công trình.
3. Phương pháp xử lý hiện tượng ẩm mốc chân tường
Các bước xử lý như sau:
B1. Đục bỏ lớp hồ cũ.
B2. Trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng và trộn thêm phụ gia, tạo nên một loại vữa có cường độ mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được.
B3. Quét lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng lên khu vực cần chống thấm
B4. Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như ban đầu.